Quỳnh Lưu III online
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Quỳnh Lưu III online

chào mừng bạn đến với diễn đàn quynhluu3
 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 những học thuyết về cuộc sống_chắc đọc hơi khó hiểu các bạn à nhưng triết học mà

Go down 
Tác giảThông điệp
duylinh.fatcat




Tổng số bài gửi : 8
Join date : 06/12/2010
Age : 31
Đến từ : quỳnh lương

những học thuyết về cuộc sống_chắc đọc hơi khó hiểu các bạn à nhưng triết học mà Empty
Bài gửiTiêu đề: những học thuyết về cuộc sống_chắc đọc hơi khó hiểu các bạn à nhưng triết học mà   những học thuyết về cuộc sống_chắc đọc hơi khó hiểu các bạn à nhưng triết học mà I_icon_minitimeMon Dec 06, 2010 3:38 pm

Học thuyết về dòng chảy phổ biến của Héraclite
Trước Héraclite các nhà triết học tự nhiên như Thalès, Anaximendre, Anaximène của trường phái Milet bằng cách này hay cách khác đã tiếp cận với quan niệm về vận động và biến đổi của thế giới. Song phải đến Héraclite thì vấn đề này mới tồn tại với tư cách là học thuyết về vận động. Học thuyết này còn được gọi là học thuyết về dòng chảy vì người ta liên tưởng đến câu nói nổi tiếng của ông: “Chúng ta không thể tắm hai lần trên một dòng sông”.
Học thuyết về dòng chảy của Héraclite là hệ quả được rút ra trực tiếp từ quan niệm về sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Có thể nói cốt lõi của tư tưởng thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập của Héraclite là:
- Thống nhất là sự đồng nhất của cái đa dạng và là sự hài hoà giữa các mặt đối lập. Theo Héraclite có những sự thật hết sức rõ ràng nhưng không phải ai cũng hiểu. Chẳng hạn: ngày và đêm, thiện và ác… ai cũng biết không phải là một. Song giống như mọi sự đối lập khác, chúng tạo thành một chỉnh thể thống nhất thì không phải ai cũng biết.
Ở đây chúng ta cần chú ý rằng, tính chât của sự đồng nhất chỉ là tương đối. Bản chất của các sự vật chỉ có thể được xác định trong mối liên hệ với sự vật khác. Nhưng ở những tương quan khác nhau thì sẽ có những so sánh khác nhau. “Con khỉ đẹp nhất trong loài khỉ cũng không thể so sánh với con người. Con người sáng suốt nhất so với Thượng đế cũng chỉ là con khỉ xét về mặt trí tuệ, sắc đẹp”. Vì vậy, tính chất tương đối của sự đồng nhất còn được gọi là đồng nhất cụ thể.
- Mỗi sự vật, mỗi hiện tượng trong quá trình biến đổi đều phải trải qua các trạng thái đối lập và chuyển thành các mặt đối lập với nó.
Về vấn đề này Héraclite viết: “Cùng một thứ ở trong ta như sống và chết, thức và ngủ, trẻ và già, vì sau khi biến đổi cái này trở thành cái kia và ngược lại”.
- Đấu tranh giữa các mặt đối lập không chỉ là sự đối lập mà còn là sự liên hệ, thống nhất giữa các mặt đối lập, là điều kiện của tồn tại. “Những sự kết hợp đều không được hình thành từ tất cả và không tất cả, cái giống nhau và khác nhau, cái hoà nhịp và không hoà nhịp, cái thống nhất và xuất hiện….”
Trái với quan điểm đang thịnh hành lúc bấy giờ, xem đấu tranh như một hiện tượng hoàn toàn tiêu cực, như là sự xung đột giữa các lực lượng mù quáng, bất động, mang tính chất phá huỷ, Héraclite khẳng định đấu tranh sẽ tạo ra một trật tự hài hoà và thống nhất.
Héraclite còn cho rằng, cái vốn có ở trong hài hoà là đấu tranh và đó là điều kiện để hài hoà. Ở đâu không có sự khác biệt thì ở đó không có sự thống nhất. Đâu tranh là nguông gốc của mọi cái đang hiện hữu, là khởi nguyên của sự sống và tồn tại. Vì vậy, đấu tranh là phỏ biến và tất yếu. Ông nhấn mạnh: “Cần biết rằng, đấu tranh là phổ biến, rằng công bằng là đấu tranh, và rằng mọi thứ đều thông qua đấu tranh và tuân theo tính tất yếu”.
Những tưởng như thế này của Héraclite đã bị người đương thời cho là kỳ quặc. Nhưng những thế hệ sau lại không nghĩ như vậy, mà xem đó là những đóng góp quan trọng nhất cuả ông đối với sự phát triển của phép biện chứng. Như đúng Lênin đã nhận xét về ông: “Phép biện chứng hoàn toàn khách quan coi như nguyên lý của tất cả cái gì tồn tại”.
“Chúng ta không thể tắm hai lần trên một dòng sông”, là một sự triển khai quan điểm thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập mà cụ thể ở đây là hai mặt đối lập vận động và đứng im, là những mặt đối lập không thể thiếu nhau để tạo ra một dòng chảy (dòng sông).
“Chúng ta không thể tắm hai lần trên một dòng sông”, được hiểu theo logic sau: trước hết dòng sông phải là dòng sông vì như thế chúng ta mới lộin được xuống nó. Nhưng đã là sông thì phải chảy. Chảy là bản chất của những dòng sông. Nếu chảy được hiểu như là quá trình biến đổi liên tục để loại trừ sự ổn định thì sẽ như Cratin nói: không phải là không thể tắm trên cùng một dòng sông hai lần như Héraclite bảo, mà còn không thể tắm một lần trên một dòng sông được. Bởi chúng ta không thể khẳng định gì về một cái gì đó, khi nó luôn luôn không ngừng trôi đi, nó kịp biến đổi trong lúc chúng ta tiến hành khẳng định”.
Song chính sự biến đổi (vận động) liên tục ấy lại biểu hiện tính ổn định, bất biến của dòng sông đó là chảy. Nhờ chảy mới là sông, cái biến đổi biểu hiện cái xác định và vì là sông nên mới chảy, cái xác định biểu hiện tính biến đổi. Đó chính là mối quan hệ giữa vận động và đứng im. Giống như Héraclite viết: “Khi biến đổi nó đứng im và khi đứng im nó biến đổi”.
Hình ảnh dòng sông đã trở thành một ý niệm triết học gắn liền với nội dung trừu tượng. Dòng sông là biểu tượng của cái hài hoà trong đấu tranh, thống nhất và phân đôi, bất biến trong biến đổi, đồng nhất trong khác biệt, vĩnh cửu trong nhất thời, hiện hữu trong sinh thành.
Con người cũng như dòng sông đó. Cái chết từ đâu đến nếu sự sống là bất biến, vả lại chúng ta sẽ là gì nếu mọi thứ ở ta là biến đổi. “Mặt trời không những mỗi ngày một mới mà là mới vĩnh cửu và liên tục. Nhưng mặt trời cũng không vượt quá độ, nếu không thần chết sẽ trừng phạt nó”….

Về Đầu Trang Go down
duylinh.fatcat




Tổng số bài gửi : 8
Join date : 06/12/2010
Age : 31
Đến từ : quỳnh lương

những học thuyết về cuộc sống_chắc đọc hơi khó hiểu các bạn à nhưng triết học mà Empty
Bài gửiTiêu đề: khó hiểu lắm   những học thuyết về cuộc sống_chắc đọc hơi khó hiểu các bạn à nhưng triết học mà I_icon_minitimeMon Dec 06, 2010 8:17 pm

bài viết hay đấy nhưng tui không hiểu.
ai hiểu được tui kêu sư phụ.
thui chào.
No No No No No No No No No No No No No No No No
Về Đầu Trang Go down
 
những học thuyết về cuộc sống_chắc đọc hơi khó hiểu các bạn à nhưng triết học mà
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Quỳnh Lưu III online :: GIAO LƯU_TRAO ĐỔI :: NGHỆ THUẬT SỐNG-
Chuyển đến